Theo quy định của pháp luật thì các khoản phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng Quyền sử dụng đất bao gồm:
1 - Thuế thu nhập cá nhân
2 - Lệ phí trước bạ
3 - Lệ phí địa chính
4 - Lệ phí công chứng
1) Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đó khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng từng lần đối với chuyển nhượng bất động sản. (Theo điểm c tiểu mục 1.2 mục 1 Công văn 17526/BTC-TCT)
Trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế TNCN theo Khoản 2 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
Cách tính:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
|
=
|
Giá chuyển nhượng
|
x
|
Thuế suất 2%
|
(Khoản 4 Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
2) Lệ phí trước bạ là 0,5% trên giá trị nhà, đất.
-Lệ phí trước bạ là một loại tiền mà người có tài sản phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu, về nguyên tắc người mua phải nộp lệ phí trước bạ là 1%.
-Tuy nhiên cũng có những trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ, cụ thể là:
+ Nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận chung cho cả hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình thì không phải nộp lệ phí trước bạ. Chuyển giao tài sản cho vợ, chồng, con cái, cha mẹ cũng không phải nộp lệ phí trước bạ.
+ Nhà đất được đền bù, kể cả nhà đất được mua bằng tiền đền bù.
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.
Cách tính lệ phí trước bạ
Tiền nộp = (Diện tích đất) X (Giá đất) X (lệ phí)
+ Diện tích đất được tính bằng m2.
+ Giá đất để tính tiền sử dụng đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định, ở TPHCM áp dụng theo bảng giá đất hiện hành.
3) Lệ phí địa chính: Là Khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc:
+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:
* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
* Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
* Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.
+ Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
(Theo điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC)
4) Lệ phí công chứng: Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch thì lệ phí chứng thực đối với hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất (tính trên giá trị tài sản) được quy định như sau: Giá trị tài sản từ từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng là 500.000 vnđ/ trường hợp.
Thông thường thì phía người bán sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân, người mua chịu thuế trước bạ. Còn các khoản phí, lệ phí còn lại do hai bên tự thoả thuận.
0 nhận xét: